Hành động không ngừng
Tổng cục thống kê vừa công bố kết quả rà soát số lượng doanh nghiệp Việt Nam năm 2012, theo đó, chỉ có 375.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Nghĩa là có từng ấy người đang điều hành sản xuất kinh doanh. Họ là những nghiệp chủ, sáng tạo bằng vốn do mình sở hữu với một thương hiệu, một sản phẩm rõ ràng. Cũng có thể họ là những giám đốc làm thuê. Không có số liệu phân tích hay nghiên cứu nào về giai tầng này được công bố. Chỉ có gần đây, hãng tư vấn Wealth - X Singapore và ngân hàng UBS Thuỵ Sỹ công bố báo cáo cho biết, số người siêu giàu ở các nước Đông Nam Á tăng nhanh cả về số lượng và giá trị tài sản sở hữu trong năm qua. Việt Nam đứng hàng thứ hai, tăng 14,7%. 195 người gia nhập câu lạc bộ siêu giàu với tổng tài sản trên 20 tỉ USD. Những người giàu nhất Việt Nam có phải là những nhà tư sản dân tộc đang tạo ra những sản phẩm Made in Vietnam có thể xếp chung hàng với những thương hiệu nổi tiếng thế giới? Họ là thương gia thực thụ hay là những người kinh doanh cơ hội trên cơ sở khai thác tài nguyên và các mối quan hệ để có những đặc quyền kinh doanh mà những người khác không thể có?. Có thể do điều kiện lịch sử, giới doanh nhân Việt Nam vốn nhỏ bé, chưa bao giờ có một môi trường thật sự minh bạch để phát triển thành một đội ngũ, có chung một tầm nhìn trong sử mạng tạo nên những thương hiệu lừng danh . Với họ, mọi con đường đều hẹp và đầy chông gai, nhất là khi cuộc cạnh tranh toàn cầu thực sự là thách thức và niềm tin thị trường đang bị lung lay dữ dội.
“Nhìn sang các nền kinh tế phát triển từ trung bình khá đến cao trên thế giới, điều dễ nhận thấy là nơi nào cũng có đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đông và mạnh, có những sản phẩm có sức cạnh tranh vươn từ thị trường trong nước ra các thị trường khu vực và toàn cầu”.
Đội ngũ này không hình thành một cách vô tổ chức, ngay cả trong sự cạnh tranh nội bộ quyết liệt. Nó có kẻ trước người sau, kẻ làm việc này người làm việc khác, kẻ mạnh người yếu, kẻ giỏi người kém, kẻ tốt người xấu. Ai Cũng muốn giành miếng bánh thị trường to hơn cho mình, nhưng rồi đều lần lượt bị cuốa hút vào những mạng lưới kinh doanh, những kết nối, những hội đoàn nhiều hình dạng để có thể cùng nhau hoạt động theo những “luật chơi” chính tắc và phi chính tắc trên thị trường. Biết lựa sức mình để chung sống trong các mạng lưới đó thì doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển cùng các đối tác, đối thủ; bằng không thì có thể dễ dàng bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Nhà nước ở các nền kinh tế này là người đưa ra các luật lệ chung cho hoạt động thị trường trong khuôn khổ đảm bảo và hài hòa một cách tốt nhất Với lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, đồng thời tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Trên nền tảng đó, các doanh nghiệp và những mạng lưới của nó hoạt động và lớn dần lên, chung tay góp sức đưa con thuyền kinh tế của đất nước ra khơi.
Nhưng chỉ nhà nước và đội ngũ doanh nghiệp sức lực sàn sàn nhau thôi thì không đủ. Các mạng lưới doanh nghiệp muốn phát triển, con thuyền kinh tế muốn đi xa thì phải có những “người hùng” tiên phong dẫn dắt nữa. Không phải vô cớ mà lịch sử kinh tế của các cường quốc kinh tế trên thế giới đều gắn với lịch sử của những tập đoàn, công ty hùng mạnh được hình thành và chèo lái bởi những doanh nhân kiệt Xuất, làm nên những kỳ tích trở thành niềm tự hào của cả quốc gia. Nếu như người Mỹ ghi ơn những Vua dầu lửa, Vua thép, Vua ô tô, và sau này Vua máy bay, vua IT... của họ, thì Đức, Anh, Pháp... bên trời Âu cũng vậy. Và ở châu Á này, Nhật Bản cũng ghi công những Mitsui, Mitsubishi, Toyota, Hitachi, Matsushita ... như những chiến binh đã mở đường giúp nước Nhật tạo nên câu chuyện thần kỳ về kinh tế; hay Hàn Quốc gắn con đường hóa rồng của mình với sự trỗi dạy của những đế chế Samsung, Huyndai, Daewoo, LG...Những “người hùng” này là những người tìm đường để tạo nên những sản phẩm mới, mở lối để đưa sản phẩm đó ra thị trường, đi đầu để tìm cách đón nhận các cơ hội và ứng phó với các thách thức đặt ra, dẫn dắt các doanh nghiệp khác Cùng đi bằng cách tạo nên những vệ tinh, những mạng lưới trong chuỗi Cung Ứng của sản phẩm. Trong sự phát triển như vũ bão của công nghệ, sự thay đổi chóng mặt của thị trường, những người hùng” này lại luôn là người đầu tư nhiều nhất cho nghiên cứu và sáng tạo. Họ đỡ đầu cho những sáng kiến, phát minh, đưa những thành quả của nghiên cứu, sáng tạo vào ứng dụng trong thực tiễn để cải thiện các sản phẩm đã có hoặc tạo nên sản phẩm mới, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của cuộc sống. Có thể doanh nghiệp, doanh nhân nào cũng mơ ước trở thành “người hùng”, và nước nào cũng có khát vọng có nhiều “người hùng” như vậy. Nhưng để trở thành “người hùng” lại phải có những tố chất mà không phải ai cũng có đươc. Đó là hoài bão lớn, là ý chí cao, là trí tuệ sâu, là tầm nhìn xa, là sự kiên định với con đường mình đã chọn, là khả năng tổ chức, tập hợp những người khác, truyền cho họ niềm tin, tạo cho họ điều kiện để cùng đi với mình, đồng thời tìm kiếm, khai thác mọi sự bổ trợ có thể có từ các nguồn khác, để tạo nên sức mạnh vượt mọi chông gai và đi tới thành công. “Người hùng” như vậy đâu dễ có. Con đường trở thành “người hùng” gian nan ghê gớm lắm. Đọc những cuốn sách về lịch sử các công ty hay hồi ký của những doanh nhân lớn sẽ thấy đẫm mồ hôi, nước mắt và đôi khi cả máu nữa, sẽ thấy họ đã vắt kiệt trí não và sức lực như thế nào, bị quăng lên quật xuống ra sao trước khi bước lên đài danh vọng. Lẽ dĩ nhiên trong thành công của họ cũng có sự góp sức của bao người khác nữa. Ngoài những người cùng làm việc với họ, còn phải có một môi trường biết ủng hộ, khuyến khích họ, biết bảo vệ những quyền chính đáng của họ, biết tạo điều kiện cho họ tiếp cận với các nguồn lực cần thiết, biết chia sẻ những rủi ro khách quan mà nhiều khi họ không tránh được. Môi trường thân thiện như vậy được các nhà nước tạo ra không chỉ vì doanh nghiệp, mà cao hơn, vì chính lợi ích phát triển của quốc gia mình, nhân dân mình. Không có môi trường tốt sẽ không có hoặc cực kỳ khó có được những “người hùng”, và con thuyền kinh tế sẽ không thể đi xa.
Ở nước ta, trong thời Pháp thuộc đã từng có Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bố...Ở miền Nam trước năm 1975 cũng đã từng có những nghiệp chủ lớn gắn với những sản phẩm Việt tên tuổi lẫy lừng. Nhưng giờ đây, gần 40 năm sau chiến tranh, gần 30 năm sau Đổi mới, sao ta mong mãi mà chưa thấy những “người hùng” đâu. Con số những tỉ phú đô la, những “đại gia” tiền nhiều như aƯỚC, đất đai nhà của mình mông đang tăng lên thật. Nhưng bao giờ ta mới có những nghiệp chủ tạo được những sản phẩm “made in Vietnam”, để các bác nông dân, các cô thợ may đỡ bị đủ loại nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài ăn gần hết thu nhập từ sản phẩm mà họ góp sức làm ra, để họ có chỗ dựa mà nâng cao hơn năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có giá trị lớn hơn, cùng nhau trụ vững ở thị trường trong nước và tiến bước xa hơn ra các thị trường bên ngoài? Bao giờ ta mới có những nghiệp chỉ có thể góp phần mang lại sự tự chủ cao hơn của nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập nhanh trong thế giới toàn cầu hóa? Đỗ Duy Thái Với Thép Việt, Cao Tiến Vị Với Giấy Sài gòn, Võ Quốc Thắng Với Gạch Đồng Tâm, Lý Ngọc Minh với Sứ Minh Long, Trần Lệ Nguyên Với bảnh Kinh Đô, Trương Gia Bình Với FPT, Nguyễn Hữu Lệ với Tường Minh (TMA Solutions) ... Cùng nhiều tên tuổi khác nữa đã lăn lộn trên thương trường 1015-20 năm nay và vẫn đang gắng sức trở thành những nghiệp chủ như vậy. Họ không thiếu những tố chất cần thiết. Chỉ mong sao ta có được môi trường kinh doanh thân thiện để giấc mơ của họ sớm thành hiện thực, để đất nước mình sớm có những “người hùng” dẫn dắt cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau góp sức đưa con thuyền kinh tế của đất NƯỚC đi nhanh hơn, xa hơn trên con đường tới phồn vinh.
LÝ HUY SÁNG - PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY MINH LONG
Cần có đội ngũ tài năng
Xét về khía cạnh vốn sở hữu, doanh số và thương hiệu, Minh Long có thể được coi là thương hiệu quốc gia. Các nhà sản xuất gốm sứ nổi tiếng thế giới và người tiêu dùng trong và ngoài nước luôn coi Minh Long là Việt Nam. Chúng tôi rất tự hào về điều này.
Trong thời đại mà lằn ranh thương mại quốc gia và quốc tế mong manh như hiện nay tôi nghĩ điều cần nhất mà một doanh nghiệp phải có. Là một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên nghiệp cao cũng như là có tài năng thực sự. Khi gia nhập WTO hay TPP tới đây, chúng ta không chỉ cạnh tranh Với những doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với những nước có nền sản xuất tiên tiến, công nghệ và kỹ thuật phát triển, nơi mà tất cả về quản trị và kỹ thuật đều hơn chúng ta nhiều thập niên. Bởi vậy, con người là yếu tố rất quan trọng trong sự cạnh tranh sống còn ngày nay. Như chúng ta thường thấy ở những công ty thành công trên thế giới, điều đầu tiên người ta nói đến đó là công ty đó có một đội ngũ quản lý tài ba hoặc một CEO tài ba chứ hiếm khi nào chúng ta nghe rằng công ty đó thành công chỉ vì có thiết bị máy móc hiện đại. Để có được một đội ngũ tài năng thì điều tiên quyết là công ty phải có một chính sách đãi ngộ tốt cũng như những chính sách thông thoáng sao cho các công nhân viên của công ty có điều kiện phát triển và sử dụng những tài năng của mình. Khi có được con người thì chúng ta có được tất cả bởi VÌ xã hội này được hình thành và phát triển bởi chính những con người Ưu tú đó. Tôi nghĩ đó chính là ý chí của những nhà tư sản dân tộc thời nay.
ĐỖ DUY THÁI - TGĐ CÔNG TY THÉP VIỆT:
Bài học trải nghiệm đầu tiên
Trước thách thức toàn cầu hoá từ WTO đến TPP, khi giới hạn quốc gia bị dỡ bỏ, chúng ta bước ra thế giới ngay trên sân nhà, việc xây dựng thị trường nội địa là bài học đầu tiên để trải nghiệm, sau đó là thị trường khu vực, đổi mới tiến tới chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Đó là con đường của những nhà công nghiệp, sản Xuất, dịch vụ. Xuất khẩu tài nguyên thì có thể lập tức ra toàn cầu, nhưng đến lúc nào đó, tài nguyên cạn kiệt. Lời nguyền tài nguyên là bài học khó vượt qua. Các nước xuất khẩu tài nguyên dạng thô, đều không phát triển được. Nhật Bản, Hàn Quốc thực chất đã nhập khẩu nguyên liệu rất nhiều, nhưng họ đã đầu tư chất xám và công nghệ tiên tiến nhất để tạo ra những sản phẩm nổi tiếng về chất lượng và tuyệt vời về bao bì, đóng gói. Sản xuất và chế biến của họ đều phục vụ cho thị thị trường trong nước. Còn Việt Nam, đến cái tăm cũng do Đài Loan sản xuất thì khó lên lắm. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, đầu tư tài chính thì dễ, nhưng đầu tư sản xuất tại đó rất khó, nhiều rào cản, bởi chính sách giành chiếc bánh nội địa cho các thương hiệu trong nước. Cả chính phủ Của họ đều thực hiện một chính sách giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nước ngoài một cách vững chắc. Đất nước, doanh nghiệp chỉ có một con đường duy nhất để phát triển là đi lên bằng đôi chân của chính mình. Phải coi vốn tư nhân là yếu tố chính để phát triển bền vững, công bằng và hài hòa. Tinh thần này rất quan trọng trong ý niệm không chỉ của mọi người dân, mà của những người đang chi phối cục diện kinh tế, chính sách. Khi ý thức chuyển, mọi thứ sẽ thay đổi, đó là động lực vô cùng lớn để các nhà tư sản dân tộc nhìn thấy sự sáng suốt trong định hướng phát triển đất nước. Có niềm tin rồi sẽ có tương lai.
LÊ BÁ THÔNG - TGĐ TTT CORPORATION:
Nuôi dưỡng lực lượng còn nhỏ nhoi
Tôi đã có dịp nhìn thấy những nhà tư sản Xuất thân từ Vùng đô thị Chicago - Hoa Kỳ, sau khi thành đạt, đã quay về đóng góp cho thành phố bằng những tòa nhà cao tầng hiện đại, với phong cách kiến trúc phải dùng đến hai chữ “hùng vĩ”! Trong đó, Wrigley Building, Lake Point Tower, ... đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Của thành phố Chicago. | Ơnhiều nước khác trên thế giới, những trường đại học được nuôi sống chính nhờ các nhà tư bản, đặc biệt hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học được tài trợ tài chính bởi các Công ty tư bản lớn. Đối với họ, đó là Sứ mệnh hai chiều, họ có trách nhiệm đóng góp cho những đề tài nghiên cứu hữu ích, ngược lại, họ gặt hái được thành quả do đồng tiền họ bỏ ra. Thành quả đó chính là những ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, áp dụng cho những sản phẩm cải tiến, hiện đại, từ đó giúp họ tiếp tục phát triển và làm giàu thêm nữa. Ở nước ta, cũng trong vài tháng qua, Sự kiện người khuyết tật không chân tay Nick Vujicic đến Việt Nam đã làm hao tốn không biết bao giấy mực cảu báo chí và trên các diễn đàn mạng xã hội. Thời điểm đó, cổ phiếu của Tôn Hoa Sen đã tăng lên rất nhiều, ngay lập tức có nhiều luồng ý kiến cho rằng Tôn Hoa Sen đã có mưu đồ đầu tư trong chiến dịch đưa Nick về Việt Nam, mà quên đi cảm xúc từ Nick đã truyền đến hàng trăm ngàn người Việt Nam trẻ - điều mà không một tổ chức nào đã và có thể làm được. Hành trình ấn tượng của đội tuyển U19 trong những ngày vừa qua buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về những định kiến mà xã hội đã và đang dành cho bầu Đức.
Nếu xã hội luôn đối xử với những nhà tư bản Việt Nam mới - dù thực tế còn rất ít, theo kiểu như vậy - thì rõ ràng, mọi hoạt động hữu ích cho cộng đồng của tư sản VN đều bị ngần ngại vì sợ đánh giá ngược lại với điều tâm huyết họ muốn. Tóm lại, đầu tiên chúng ta hãy nhìn nhận cho đúng về lớp tư sản dân tộc, và sau đó là có những hành động thiết thực để ủng hộ và tạo điều kiện để cho lớp tư sản này nhanh chóng được hình thành bằng chính sự hoạt động kinh doanh minh bạch của họ. Nếu những người tài hoa có thể đứng lên để trở nên những nhà tư sản như vậy, thì tôi tin cái tâm của họ sẽ rất tốt và chắc chắn, họ sẽ biết quay lại và CÓ những đóng góp hữu ích cho xã hội.
NGUYỄN VĂN ĐỰC - TGĐ CÔNG TY ĐỊA ỐC ĐẤT LÀNH:
Hai nhược điểm chết người
Sài Gòn trước năm 1975, chỉ riêng trong lĩnh vực ăn uống đã có các thương hiệu như bánh phồng tôm “Sa Giang”, nước mắm “Chánh Hưng” và biết bao đứa bé lớn lên bằng bột gạo lức “Bích Chi”. Những sản phẩm này đã mang lại thiết yếu cho đời sống người dân nhất là người nghèo. Sau giải phóng, những thương hiệu quốc gia này không còn nữa, thậm chí cũng không thể tái lập lại được.
Khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải có cụm, thu nhỏ hoặc biến mất, thành quả của 13 năm tù "rắn thành rồng" (từ luật doanh nghiệp năm 1999 đến năm 2012) đã bị xoá sổ chỉ trong một năm "rồng thành rắn" (năm 2012 - 2013). Bao thương hiệu chưa kịp có tên đã vội không còn tuổi do đầu tư sai lầm, do tình hình kinh tế - xã hội, do chính sách nhà nước, do lãi suất cao, do lạm phát ... - Từ điểm xuất phát “chết người” của doanh nghiệp Việt là sự yếu kém về tài chính, nên rất nhiều doanh nghiệp dựa vào tiền của ngân hàng và khi lãi suất tăng cao thì tất cả doanh nghiệp đều lao đao và té đau. Tiếp theo là chính sách nhà nước bất cập thường giật cục và giật lùi làm doanh nghiệp giật mình, nên khó có doanh nghiệp đặt chiến lược dài hạn mà thường “đi tắt đón đầu” hoặc “ngắt ngọn”. Chừng nào 2 nhược điểm lớn này còn tồn tại, thì không thể có thương hiệu quốc gia hay khu vực, đừng nói gì đến thương hiệu quốc tế.
Phương Mai - Báo Người Đô Thị - xuất bản năm 2013
Xem bài viết gốc tại đây
Aug 06, 2019
Jul 12, 2019 | 5724 lượt xem
May 23, 2022 | 5324 lượt xem
Jul 12, 2019 | 4748 lượt xem
Copyright © 2006 - 2025 by TTT Corporation
Social media :