Hành động không ngừng
Đọc trên các mẫu quảng cáo nhà ở, bạn đọc có thể gặp rất nhiều những từ như “xanh”, “green”. Liệu đó có phải là những công trình xanh - kiến trúc xanh? Chuyện nghề tháng 11 gặp và trao đổi với KTS Trần Khánh Trung - giám đốc Công ty III Architects, chủ nhiệm CLB Kiến trúc xanh TP.HCM xung quanh đề tài này.
Văn phòng xanh TTT Architect - phòng họp mở
Xin bắt đầu bằng chuyện có vẻ nghịch lý. Có một công trình đã từng đạt giải thưởng kiến trúc nhưng nay, kiến trúc sư - tác giả của công trình đó nói rằng: “nếu chiếu theo tiêu chí kiến trúc xanh thi công trinh của tôi là phản kiến trúc xanh...”.
Tôi nghĩ là bình thường. Dạng công trình như vậy không phải là cá biệt. Ngay hệ thống giải thưởng của hội Kiến trúc sư Việt Nam hiện cũng có công trình kiến trúc xanh và công trình bình thường. Kiến trúc xanh có hệ thống tiêu chỉ riêng để đánh giá. Kiến trúc xanh còn rất mới mẻ, ở Anh có thể kể cột mốc là thập niên 90 thế kỷ trước; ở Mỹ thì năm 1997 bắt đầu có hệ thống đánh giá. Những công trình kiến trúc có từ trước và cả hiện tại không đáp ứng tiêu chí kiến trúc xanh là chuyện thường tình bởi tiêu chí xanh chưa phải quy chuẩn xây dựng của nhiều quốc gia, có nghĩa người ta chỉ mới khuyến khích, chưa bắt buộc phải tuân thủ.
Nhưng dường như từ kiến trúc xanh đang được dùng rất nhiều. Trong bài giảng của anh cho các khóa huấn luyện công trình xanh, cho các hoạt động của CLB, tôi thấy anh dần chứng nhiều quảng cáo của các công ty địa ốc liên quan đến chữ “xanh” hoặc “green”...
- Ngay trong bài tôi cũng nhấn mạnh rằng đó không phải là công trình xanh. Các chữ đó có thể gây hiểu lầm.
Tình trạng hiểu làm không phải là không có. Người tiêu dùng cần phân biệt...
Phải trở lại các khái niệm cơ bản. Công trình xanh là sản phẩm của kiến trúc xanh. Người ta không thể dùng tên gọi hoặc dùng hình ảnh kiểu như công trình có nhiều cây xanh là... Công trình xanh. Một cách nôm na nhất, có thể hiểu kiến trúc xanh là xu hướng kiến trúc giúp kéo dài “tuổi xuân” cho môi trường. Tuy nhiên, nó vẫn phải bảo đảm điều kiện sống tốt nhất cho con người (bảo đảm an toàn sức khỏe cho con người, duy trì không gian sống thoải mái, phong phú, đa dạng...). Để phân biệt công trình xanh và không xanh, người ta xây dựng một hệ thống tiêu chí để đánh giá. Hệ thống này có thang điểm rất cụ thể. Một công trình xanh phải được xem xét và chấm điểm trên cả ba quá trình là thiết kế - thi công - vận hành. Công trình nào đáp ứng được các tiêu chí bởi một hội đồng chấm điểm khách quan mới được cấp chứng nhận công trình xanh. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã có bộ tiêu chí riêng để đánh giá công trình xanh, như Mỹ có LEED; úc có Green Star; Singapore có Green Mark... Ở Việt Nam ngoài Lotus Có các bộ tiêu chí xanh khác của hội Kiến trúc sư Việt Nam, của Bộ Xây dựng... Do tiêu chí của các hệ thống đánh giá công trình xanh khác nhau nên sẽ có công trình đạt chứng nhận xanh của hệ thống này nhưng lại không được công nhận là công trình xanh bởi hệ thống đánh giá khác.
Ở đây có vấn đề là phải nhận thức đúng thì mới có thể làm đúng
Không chỉ có kiến trúc xanh mới cần nhận thức đúng để làm đúng nhưng với kiến trúc xanh, điều này mang tính quyết định.
Trở lại với CLB Kiến trúc xanh. Nó ra đời như thế nào và đang tập trung hoạt động gì?
CLB Kiến trúc xanh ra đời từ thực tế hoạt động trong ngành từ hơn ba năm trước. Bắt đầu từ câu hỏi, làm thế nào để tiết kiệm năng lượng cho một công trình? Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM (ECC-HCMC) tổ chức khóa tập huấn do KTS Thierry Roche - chuyên gia về kiến trúc xanh đến từ Pháp phụ trách. Đối tượng được mời là các kiến trúc sư, kỹ sự. Ông Thierry Roche tạo ấn tượng hấp dẫn bằng cách chia sẻ không chỉ các thành công trong thiết kế công trình xanh mà còn cả các... thất bại của mình nữa. Trong điều kiện còn “rất lơ mơ” về kiến trúc xanh, anh em chúng tôi có ý tưởng lập câu lạc bộ với tinh thần vui là chính để có cơ hội chia sẻ chuyên môn và thông tin. Sau đó ECC-HCMC mời chuyên gia ở hệ thống LEED đến giảng. Họ truyền cho chúng ta tinh thần muốn có kiến trúc xanh thì trước hết, phải nâng cao nhận thức trong giới chuyên môn, trong cộng đồng. Thực ra, nói đến tác nhân gây ô nhiễm môi trường, thải khí carbonic người ta nghĩ ngay đến công nghiệp, đến phương tiện giao thông vận tải. Nhưng thống kê khoa học cho thấy, công trình dân dụng còn gây ô nhiễm cao hơn cả công nghiệp bởi nó tiêu thụ một lượng lớn điện năng. Hơn nữa, công nghiệp và giao thông vận tải có thể kiểm soát được bởi số lượng ít, tập trung ở một số nhà sản xuất, còn công trình kiến trúc dùng nhiều điện nhất, có tác động lớn nhất lại kiểm soát khỏ nhất vì nó thuộc sở hữu của số đối tượng lớn nhất như nhà ở, công trình của tư nhân. Chính vì thế mới phải dùng hình thức có động, nâng cao nhận thức.
Các chuyên gia của LEED khuyến khích và giúp đỡ chúng tôi, chuyển giao giáo trình để những người đã theo học các lớp này về truyền thụ lại cho các kỹ sư, kiến trúc sư khác. Đến nay ECC TP.HCM đã mở được 6 khóa đào tạo, mỗi khóa từ 10 - 12 kỹ sư, kiến trúc sư tham gia. Đa số các học viên sau đó đều tham gia CLB Kiến trúc xanh. Như vậy, có thể nói CLB đang quy tụ các thành viên đã có kiến thức về kiến trúc xanh. Mục tiêu của chúng tôi là tập trung cho việc nâng cao kiến thức cho hội viên qua các buổi tham quan công trình xanh thực tẻ, thảo luận chuyên đẻ, chia sẻ kiến thức. Một hoạt động khác của CLB dành cho cộng đồng là tổ chức các hội thảo Kiến trúc xanh. Mỗi hội thảo có chủ đề riêng, chúng tôi giới thiệu công trình xanh cụ thể với giải pháp thiết kế, sử dụng vật liệu... Chúng tôi đã làm được 5 hội thảo, lượng khách tham dự từ 120 - 160 người/lần. Hội thảo lần thứ 6 sẽ tổ chức trong tháng 11 năm nay. Quan trọng nhất là để mọi người đừng hiểu sai.
Văn phòng xanh TTT Architect - phòng họp lớn
Thực tế cũng ghi nhận được một số dạng hiểu sai, ví dụ như cử cán cứ theo quảng cáo thì thành phố ta hiện có nhiều công trình xanh; ví dụ như cử có cây xanh thì là có kiến trúc xanh; lại có ý kiến cho rằng để xây dựng Công trình xanh thì phải tốn rất nhiều tiền và có người sản sàng chi nhiều tiền để có “kiến trúc xanh”...
Có những tiêu chí xanh để đạt được phải tốn nhiều tiền, nhưng cũng có nhiều tiêu chí xanh rất đơn giản và ít tốn kém. Ví dụ nếu coi đi xe đạp là bảo vệ môi trường thì tòa nhà trụ sở một công ty có chỗ đậu ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi xe đạp, qua đó khuyến khích mọi người đi xe đạp là sẽ có điểm cộng trên thang điểm kiến trúc xanh.
Còn tiền đầu tư là rất quan trọng những đầu tư công trình xanh mà tốn quá nhiều tiền thì không phải là ý tưởng hay. Tôi có người quen xây nhà. Chị Cỏ con đi học nước ngoài về, quyết tâm áp dụng kiến trúc xanh vào việc xây ngôi nhà của mình. Người tư vấn kiến trúc xanh đề nghị lưu giữ toàn bộ nước thải sinh hoạt để tái sử dụng. Căn nhà có một hầm để xe, nay phải thêm một hầm để chứa nước thải và hệ thống xử lý nên giá thành đội lên
rất cao. Tính toán kỹ thì giá thành nước tải chế đắt hơn nước thủy cục! Thực ra giải pháp tận dụng nước thải để tưới cây là đúng đắn, đóng góp vào việc bảo về nguồn nước sạch ngày một khan hiếm. Tuy nhiên sẽ thiết thực hơn nếu công trình có đất rộng để không phải đặt hệ thống xử lý nước thải xuống tầng hầm khiến giá thành tăng lên một cách vô lý... Những thí dụ như vậy cho thấy quá trình tư vấn để có kiến trúc xanh phải dựa trên cơ sở hiểu biết đúng và tính toán hết sức cụ thể. Để không làm tăng giá thành của dự án, người thiết kế cần phải khéo léo, biết cân nhắc, chọn lựa các tiêu chí xanh phù hợp thực tế để tuân theo, như vậy mới mang lại hiệu quả cho dự án.
Xem ra thì việc phát triển kiến trúc xanh không hề dễ dàng. Làm thế nào để có thể phát triển kiến trúc xanh?
Đúng như vậy. Hiện nay ở Việt Nam mới có gần 20 công trình đạt được chứng nhận xanh chính thức. Ở trung tâm TP.HCM chỉ có cao ốc President Place ở góc Nguyễn Du - Nam Kỳ Khởi Nghĩa là công trình đạt chứng nhận xanh của LEED và vài công trình ở quận 9 đạt chứng nhận xanh của Green Mark - Singapore. Khó khăn của ta là kinh tế chưa hỏi phục, ý thức cộng đồng về môi trường chưa cao khiến các nhà đầu tư còn e ngại đầu tư theo hướng công trình xanh; điều kiện hạ tầng CƠ SỞ còn thấp; tiêu chuẩn kỹ thuật của ta chưa đầy đủ; đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sự có kiến thức về công trình xanh chưa nhiều. Đặc biệt, tôi muốn nhấn mạnh đến sự hỗ trợ từ phía chính quyền chưa đủ mạnh. Chính phủ chưa xây dựng được công trình xanh mẫu như nhiều quốc gia khác, chưa có các chính sách khuyến khích đầu tư công trình xanh. Tuy nhiên, tôi rất mừng khi nghe nói thành phố bắt đầu nghiên cứu để khuyến khích cho kiến trúc xanh bằng những ưu đãi cụ thể về thủ tục, về hệ số sử dụng đất...) cho các công trình đăng ký là công trình xanh. Hy vọng là những chính sách đỏ sớm được ban hành. Bên cạnh đó tôi nghĩ Chính phủ cũng cần có những quy định nghiêm ngặt hơn với với các hành vi gây hại cho môi trường (như phạt nặng hành vi xả thải, xả rác bừa bãi, lãng phí năng lượng, nguyên vật liệu...). Những quy định này sẽ giúp nâng cao ý thức cộng đồng về môi trường, là yếu tố quyết định đến sự phát triển công trình xanh tại Việt Nam.
Xin kết thúc trao đổi bằng câu chuyện cụ thể của chủ nhiệm câu lạc bộ, ngôi nhà của anh có gì áp dụng các tiêu chuẩn kiến trúc xanh?
Nhà ở cả nhân tôi là nhà xây từ cũ, chưa có gì là tiêu chuẩn của công trình xanh cả. Tuy nhiên, tôi đang lên kế hoạch để cải tạo thành công trình xanh khi đến giai đoạn tu sửa lớn. Nếu xây nhà mới, chắc chắn tôi sẽ áp dụng những nguyên tắc của kiến trúc xanh. Như văn phòng mới của Công ty TTT vừa hoàn thành, chúng tôi cũng đã áp dụng đúng theo tiêu chỉ xanh cho công trình.
Kiến trúc & Đời sống - tháng 11/2014
Xem bài viết gốc tại đây
Jul 12, 2019
May 23, 2022 | 5324 lượt xem
Jul 12, 2019 | 4748 lượt xem
Apr 13, 2022 | 4673 lượt xem
Copyright © 2006 - 2024 by TTT Corporation
Social media :