Hành động không ngừng
Tối ngày 29/12/2021, tại Nhà Hát Lớn Hà Nội (01 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội), đã diễn ra lễ trao giải thưởng Kiến trúc Quốc gia lần thứ XIII (2020-2021) do Hội Kiến trúc sư Việt Nam cùng Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch phối hợp tổ chức. Dưới đây là một vài chia sẻ của KTS Lê Huy Trực về công trình này!
PV: Chào anh, trước hết xin được chúc mừng anh đã nhận được Giải Vàng tại GTKTQG cho hạng mục Kiến trúc Nội thất. Được biết, công trình Sojo Hotel đã có định hướng rất gần với chủ đề “Khai thác bản địa – Kết nối công nghệ”, anh có thể chia sẻ một chút về cảm hứng thiết kế và ý nghĩa của công trình được không?
KTS Lê Huy Trực: Chủ đầu tư mong muốn có một khách sạn dành cho giới trẻ, mọi thứ đều lạ nhưng vẫn mang dấu ấn của người Việt – Một công trình vừa Việt Nam vừa có tính toàn cầu. Vậy nên, sau quá trình nghiên cứu, team thiết kế TTT Architects đã đề xuất ý tưởng về Khách sạn đầu tiên mà khách có thể tự checkin, tự làm hết mọi thứ, kể cả đặt phòng, chọn phòng. Toàn bộ căn phòng tích hợp công nghệ, với những trải nghiệm độc đáo, phù hợp với người trẻ. Đây quả thực là một đề bài hay, thách thức và khơi gợi rất lớn dành cho người thiết kế.
PV: Anh có thể chia sẻ cảm xúc khi nhận GTKTQG, một Giải thưởng vẫn luôn được ví như giải Oscar của giới kiến trúc?
KTS Lê Huy Trực: GTKTQG là giải thưởng rất vinh dự đối với các KTS như tôi, điều quan trọng là sự nhìn nhận của giới nghề và xã hội. Đến với GTKTQG, tác phẩm sẽ được hội đồng giám khảo, những người có chuyên môn cao trong nghề đánh giá, góp ý – Đó là một niềm hạnh phúc rất lớn trong nghề nghiệp của vì họ khẳng định và vững tin hơn về lựa chọn của mình trên con đường nghề nghiệp. Tôi luôn trân trọng giải thưởng này và nếu có cơ hội, tôi sẽ tiếp tục tham gia.
Bên cạnh đó, cá nhân tôi cảm thấy rất hứng thú đối với chủ đề của GTKTQG kỳ này – Vì ngoài Sojo hotel, TTT Architects còn có nhiều công trình trong những năm vừa qua mang tính chất này. Văn hóa và Công nghệ – Đó là chủ đề tạo sự hứng khởi lớn cho team thiết kế. Đặc biệt, theo tôi, yếu tố công nghệ cũng là yếu tố quan trọng trong cuộc sống đương đại. Khi tinh thần của công nghệ được gắn với tổ chức không gian kiến trúc, nội thất, sẽ tạo ra những hiệu quả bất ngờ về công năng, đem tới sự tiện nghi cho người sử dụng. Nhất là trong bối cảnh covid, việc kết nối trực tuyến diễn ra thường xuyên hơn, nếu một công trình không kết nối các yếu tố này sẽ rất dễ bị lạc hậu trong tương lai. Tôi thấy rất may mắn khi công trình đúng với chủ đề của cuộc thi, giúp tôi có thêm một công trình được ghi nhận, đóng góp cho ngành Kiến trúc – Nôi thất nước nhà.
Với cách tiếp cận thiết kế trẻ trung năng động, các tác giả đã thổi một luồng gió mới, thú vị, hào sảng cho loại hình nội thất dạng công trình quá quen, khó làm, đó là khách sạn hiện đại. Công năng khách sạn được tối ưu hoá nhuần nhuyễn qua giải pháp nội thất cụ thể tới từng chi tiết. Phòng ngủ đều đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu với một cảm xúc sinh động. Cái hay nữa là, với diện tích vỏn vẹn 20m2 thế mà các phòng ngủ khách sạn không hề mang đến cảm giác chật hẹp, nhờ modul hoá các khu vệ sinh, kết hợp giải pháp gộp không gian, đa năng hoá đồ đạc nội thất.
Tác phẩm mang đến cho công trình sự đồng bộ – nhận diện thương hiệu với đặc trưng màu sắc, bố trí logo, từ tổng quan tới từng không gian nội thất. Bố cục đại Sảnh khách sạn theo lối tự do, sinh động, mới mẻ, hợp tiếp cận khách hàng trẻ, mê công nghệ. Đây là cách làm mới đáng khuyến khích.
Nguồn: Tạp chí kiến trúc
Feb 10, 2022
Jul 12, 2019 | 5724 lượt xem
May 23, 2022 | 5324 lượt xem
Jul 12, 2019 | 4748 lượt xem
Copyright © 2006 - 2025 by TTT Corporation
Social media :