Hành động không ngừng
Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến lĩnh vực thiết kế nội thất văn phòng hiện nay như thế nào? Câu hỏi đã được đặt ra với kiến trúc sư trân khánh trung - giám đốc thiết kế của công ty TTT architect. Cũng trong buổi trò chuyện này, nhiều mối quan tâm thú vị khác về lĩnh vực thiết kế được anh chia sẻ với tạp chí nội thất.
Khi nhắc đến thiết kế nội thất văn phòng ở Việt Nam, người ta bay nghĩ đến TTT. Các anh bắt đầu xác lập tên tuổi củamình trong lĩnh vực này từ khi nào vậy?
TTT thành lập năm 1992 và lúc đó chúng tôi chưa có định hướng. Nhà ở, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, showroom... chúng tôi đều nhận thiết kế. Những năm 1994-1995, nhiều Công ty nước ngoài bắt đầu vào Việt Nam và nhu cầu văn phòng trở nên bức thiết. Khi đó, một nhà thiết kế người Úc, bạn của TTT, nhận thực hiện nội thất cho một số văn phòng nước ngoài trong cao ốc văn phòng đầu tiên ở TP.HCM tại số 06 đại lộ Nguyễn Huệ nhưng ông ta không đủ lực lượng. Sản đội ngũ của mình, chúng tôi tham gia và hợp tác. Qua đó, TTT nhìn ra được thị trường rất lớn trong lĩnh vực thiết kế nội thất văn phòng. Và chúng tôi chuyển hướng để tập trung nhiều hơn cho mảng này.
Theo anh, đâu là sự khác biệt nào giữa thiết kế nội thất văn phòng và thiết kế các thể loại công trình khác như nhà ở, biệt thự...?
Ở Việt Nam, thông thường cả đời người ta mới làm một cái nhà. Thời gian sử dụng kéo dài mười năm, hai mươi năm, thậm chí cả đời. Người ta đòi hỏi ngôi nhà những giá trị bền vững, ổn định. Với văn phòng thì ngược lại. Họ muốn nó tiếp cận được những mô hình không gian làm việc mới nhất, hiện đại nhất, và chỉ cần tồn tại trong năm năm trở lại. Sau đó họ sẽ thay đổi, nếu phát triển mạnh họ phải mở rộng văn phòng. Hoặc khi thay đổi hướng kinh doanh, lực lượng nhân viên thay đối thì các không gian văn phòng cũng thay đổi. Như vậy thiết kế nội thất văn phòng đòi hỏi cơ động, trong khi nhà ở đòi hỏi Cố định. Thời gian cũng là một vấn đề. Đôi khi khách hàng yêu cầu thiết kế và thi công trong vòng một tuần để họ dọn về văn phòng mới, chúng tôi cũng phải đáp ứng. Khác biệt nữa là hệ thống kỹ thuật. Với thiết kế nội thất văn phòng, hệ thống kỹ thuật đòi hỏi rất nhiều thứ phục vụ cho công việc, từ hệ thống chiếu sáng, hệ thống nguồn điện cung cấp cho các thiết bị...Do đó, người thiết kế phải nắm chắc về mặt kỹ thuật thì mới có những thiết kế tốt.
Công ty của anh đã có sự vận động thế nào để thích ứng xu bướng thiết kế và tổ chức văn phòng ở Việt Nam trong thời gian qua
Trước đây, kiểu văn phòng ở nước ta là dạng văn phòng Công sở nhà nước, riêng từng đơn vị một. Mô hình này chia không gian thành từng ô, theo từng ban bệ. Đến những năm 1990 khi các Công ty nước ngoài vào đầu tư thì họ cũng đưa vào một mô hình mới là văn phòng mở. Thế nào là một văn phòng mở, lưu và khuyết điểm của nó như thế nào, nội thất kèm theo như thế nào để phù hợp với dạng văn phòng này... Tất cả những điều đó chúng tôi đều học hỏi dần từ Công việc.
Anh có cho rằng mô bình văn phòng mở vẫn là xu hướng chính hiện nay:
Đúng vậy. Ở Việt Nam những năm 1980 vẫn còn tồn tại dạng văn phòng Công sở thì từ những năm 1910 ở nước ngoài đã có kiểu văn phòng mở rồi. Mình du nhập trễ nhưng tiếp thu nhanh, do khách hàng nước ngoài khi đến Việt Nam đều yêu cầu thiết kế gần với mô hình văn phòng ở nước ngoài. Chẳng hạn như chú trọng những nhu cầu khác của nhân viên như tạo ra không gian thư giãn, giải trí, quầy bar, chỗ làm các món ăn nhẹ, tự pha cà phê, vừa uống cà phê vừa trao đổi công việc...Diện tích của những khu vực này rộng và có thể được thiết kế rất sang trọng. Một xu hướng mới đã xuất hiện trên thế giới đó là xu hướng văn phòng xanh, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện, tận dụng ánh sáng tự nhiên, thiết bị lạnh không ảnh hưởng đến môi trường, những vật liệu tái sử dụng... với những quy định cụ thể. Một văn phòng phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định nào đó thì mới được cấp giấy chứng nhận. Và giá thuê cũng rất cao. Ở Việt Nam chúng ta chưa có đủ sức để thực hiện mô hình này, lý do là chi phí đầu tư cho một văn phòng xanh rất cao, có thể là gấp rưỡi giả hiện tại. Hơn thế nữa, một tòa nhà đó phải đạt tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc xanh rồi thì nội thất văn phòng trong đó mới theo được. Như vậy, các nhà đầu tư ở Việt Nam chưa dám mạo hiểm, nhất là trong tình hình kinh tế như hiện nay.
Công ty anh đối phó thế nào với tình hình thiết kế hiện nay vậy?
Chúng tôi dự phòng nhiều kịch bản cho nhiều tình huống. Tôi cho rằng lĩnh vực thiết kế văn phòng không quá bi quan. Khi tình hình kinh tế xấu đi, khách hàng sẽ giảm chi phí bằng nhiều cách chẳng hạn như thu hẹp văn phòng. Như vậy họ cũng phải nhờ đến các đơn vị làm nội thất văn phòng. Hay để - giảm chi phí thuê mướn văn phòng, họ sẽ chuyển từ tòa nhà có giá thuê cao hơn sang tòa nhà khác và cũng lại cần chúng tôi thiết kế nội thất một văn phòng mới. Như vậy, nếu không có những dự án lớn chúng tôi vẫn có những dự án nhỏ để tồn tại.
Trong hình dung của anh thì độ 10, 15 năm nữa, nhu cầu về văn phòng ở Việt Nam sẽ như thế nào?
Tôi nghĩ, sau đợt khủng hoảng này, mức độ đầu tư ở nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng vọt. Thị trường cho lĩnh vực thiết kế nội thất văn phòng vẫn còn rất lớn.
Đã hướng dẫn nhiều thế hệ sinh viên vừa mới ra trường đầu quân cho TTT, anh có nhận xét gì về lực lượng thiết kế trẻ biện nay:
Năm ngoái, tôi dự một triển lãm của các sinh viên mới ra trường thuộc bốn khoa: Nội thất, Đồ họa, Mỹ thuật Công nghiệp và Thời trang của trường Đại học Kiến trúc TP.HCM. Tôi nhận thấy thiết kế của sinh viên khoa Nội thất đã có mức tiếp cận được khá gần với trình độ thế giới. Có thể mình còn thua kém về kỹ thuật thi công, về ứng dụng các vật liệu mới nhưng về ý tưởng thì các em khá tốt.
Các em học ngành Thiết kế Nội thất ở trường Đại học Kiến trúc khi về làm ở TTT chúng tôi đều đào tạo thêm về 3D, về hình dung không gian ba chiều qua bản vẽ trên mặt phẳng. Khi làm ở mảng thiết kế văn phòng, các em lại phải được đào tạo thêm về mặt kỹ thuật. Các hệ thống kỹ thuật như điện, nước, lạnh, điều hòa không khí... Với nội thất văn phòng, phần kỹ thuật ảnh hưởng tới thiết kế rất nhiều. Và đó cũng là điều các em đang thiếu.
Trên 20 năm trong nghề, anh nhận ra điều gì là quan trọng nhất?
Đầu tiên là ý tưởng. Khi tôi học trong trường, các thầy thường hay nói là kiến trúc sự thì phải làm cái gì đó khác biệt. Phải tạo ra sự khác biệt từ những chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Vẽ một cái thiệp để tặng sinh nhật bạn cũng phải nghĩ xem cái thiệp có gì khác, không thể giống cái thiệp bán ngoài chợ. Thứ hai là phải hiểu biết về kỹ thuật đủ để chuyển những ý tưởng của anh thành hiện thực. Người họa sĩ có thể tưởng tượng và vẽ đủ thứ trên tác phẩm của mình, nhưng người kiến trúc sư khi tưởng tượng phải hình dung đến tính khả thi của điều mình nghĩ. Sản phẩm của người kiến trúc sư là một ý tưởng khả thi.
Như vậy, anh có điều gì để khuyên các bạn trẻ đang là sinh viên của ngành Kiến trúc
Ngành Kiến trúc đòi hỏi sinh viên phải hội đủ hai yếu tố, ý tưởng để sáng tác và kiến thức về kỹ thuật để chuyển ý tưởng thành hiện thực. Các bạn phải suy nghĩ kỹ càng xem mình đã đi đúng ngành nghề hay chưa. Nếu thấy mình không hội đủ hai yếu tố trên thì nên chuyển hưởng chuyên hoặc Mỹ thuật hoặc Kỹ thuật. Như vậy các bạn sẽ thành công. Hiện nay, có những công ty, những nhóm thiết kế mà lực lượng chính cũng là những người trưởng thành từ TTT, bọ xem TTT là một nơi bọc việc rất tốt!
Mỗi năm tôi thường có chuẩn bị nội dung để huấn luyện cho các em một vài lần. Tôi không thích chuyện giấu nghề. Đã là đồng nghiệp, là đàn anh thì mình càng phải nên chia sẻ kiến thức lẫn kinh nghiệm. Vì vậy có lẽ các em học được ở tôi và công ty TTT rất nhiều.
Anh không ngại sẽ đến lúc nào đó bọ trở thành những đối thủ của mình?
Hiện nay có những bạn đã là đối thủ của tôi. Nhưng tôi nghĩ nếu như trong công việc mà không có đối thủ thì sẽ khó tiến bộ, có đối thủ mình sẽ phải học hỏi nhiều hơn, luôn phải tìm những điều mới mẻ hơn, nhờ vậy mà mình không bị ì.
Cảm ơn anh
Báo Nội Thất – 1.4.2009
Xem bài viết gốc tại đây
Jul 24, 2019
Jul 12, 2019 | 5724 lượt xem
May 23, 2022 | 5324 lượt xem
Jul 12, 2019 | 4748 lượt xem
Copyright © 2006 - 2025 by TTT Corporation
Social media :